UBND HUYỆN GIA LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 3,620,848 (Hôm nay: 13 online: 17) Toàn huyện: 169,069,330 (Hôm nay: 478 online: 189) Đăng nhập

NĂM CÁCH CAI NGHIỆN THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CHO TRẺ PHỤ HUYNH CÓ THỂ THAM KHẢO.

          Hiện nay tình trạng nhiều phụ huynh cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử không theo quy tắc và thời gian quy định dẫn đến việc trẻ có dấu hiệu nghiện màn hình, thậm chí cãi, đánh nhau để giành quyền điều khiển iPad, TV…

Nhận thấy tình hình không ổn, nhiều phụ huynh đã dùng nhiều hình thức để cấm các con chơi nhưng điều này còn tệ hơn. Các con quấy khóc, giận dỗi, buộc phụ huynh phải đồng ý cho dùng đồ công nghệ. Tình hình kéo dài hàng tuần liền ngày này qua ngày khác để lại hệ lụy khôn lường.

          Một số phụ huynh đã trao đổi với tôi rằng họ đã đã thử áp dụng nhiều cách để giúp con cai nghiện màn hình. Mọi việc không dễ dàng và mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, họ đã thành công và chia sẻ lại với chúng tôi một số cách phụ huynh có thể tham khảo để áp dụng đối với trẻ của mình..

          1. Không chơi vào buổi sáng

          Cho phép trẻ sử dụng thiết bị công nghệ vào buổi sáng sẽ khiến việc quản lý trong ngày trở nên khó khăn. Khi đã chơi một vài giờ với các thiết bị điện tử, trẻ ghét phải chuyển sang làm việc khác như đọc sách, đi xe đạp, chơi thể thao. Nội dung trên màn hình sẽ luôn níu chân các bé, cản trở hoạt động khác trong ngày.

          Việc dùng thiết bị công nghệ thời gian dài vào buổi sáng cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần như mỏi mắt, lười biếng, ủ ê. Từ đó, trẻ không còn đủ cảm hứng hoặc thể chất để thực hiện danh sách công việc trong ngày.

          2. Tham gia hoạt động thể chất

          Vì biết rằng không thể ngồi trước màn hình vào buổi sáng, bọn trẻ nhà tôi háo hức với các hoạt động ngoài trời. Những ngày nghỉ, chúng tôi tạo bể bơi nhỏ ở sân sau hoặc đi cắm trại, tham quan trong ngày. Hôm khác, các cháu tự chơi với nhau như đạp xe, vẽ trên vỉa hè, nhảy lò cò. Mỗi ngày, trẻ nên vui chơi ngoài trời vài giờ để rèn luyện thể chất, tinh thần.

          3. Khuyến khích hoạt động kích thích não bộ

          Một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi mắc phải là cho phép các con xem TV ngay sau bữa trưa. Kết quả, do tôi mải mê công việc, các cháu ngồi trước màn hình hơn hai tiếng. Không thấy chán, các cháu đòi được tiếp tục xem.

          Để giải quyết vấn đề này, tôi yêu cầu các con ngồi yên lặng đọc sách trong 30 phút sau khi ăn cơm. Nếu không thích đọc, các cháu có thể tô màu, làm đồ thủ công nhưng phải giữ trật tự. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy các cháu say mê với những hoạt động này mà quên đòi xem TV.

          Kích thích trí não của trẻ bằng những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ có thể là cách để quên đi việc sử dụng thiết bị công nghệ.

          4. Giới hạn thời gian

          Hầu hết phụ huynh hiểu phải giới hạn thời gian sử dụng thiết bị công nghệ của con nhưng rất khó thực hiện. Đây là biện pháp đầu tiên mà tôi tìm thấy trên Internet nhưng mất thời gian dài để thực hiện.

          Vì tôi đã để các cháu dùng thiết bị công nghệ "thả phanh" trong thời gian dài nên việc yêu cầu hạn chế sử dụng rất khó. Ngày thường, các cháu liên tục nỉ non, khóc lóc để yêu cầu được chơi iPad hay xem TV. Vì quá mệt mỏi, tôi đầu hàng, đưa điều khiển TV và iPad cho các cháu.

          Trẻ con rất thông minh, hiểu rằng chỉ cần nhõng nhẽo sẽ đạt được thứ mong muốn, buộc bố mẹ phải nhượng bộ. Do vậy, việc giới hạn thời gian cần được thực hiện kèm theo sự kiên định trước các hành động của con.

          Ban đầu, các con quấy khóc liên tục nhưng tôi phớt lờ, bảo rằng sẽ nhất nhất tuân theo quy tắc. Dần dần các con đã chấp nhận và tuân theo quy tắc thời gian của gia đình.

          5. Làm việc đổi lấy thời gian chơi

          Bài học cuối cùng là nếu trẻ tin rằng sử dụng thiết bị công nghệ là đặc quyền, việc bị cấm được coi là bất công. Với suy nghĩ này, trẻ có thể tìm mọi cách chống lại quyết định của bố mẹ để giành quyền xem TV, chơi máy tính, iPad.

          Tôi đã lật ngược tình huống bằng cách dạy con rằng không phải muốn là được dùng thiết bị công nghệ. Mỗi ngày, tôi yêu cầu con hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nếu làm tốt, các cháu có thể xem TV trong thời gian nhất định. Những ngày bỏ bê nhiệm vụ, con sẽ không được xem và hôm sau phải hoàn thành việc dang dở. Nhưng cũng có những ngày con hoàn thành nhiệm vụ trước khi tôi yêu cầu.

          Sau một thời gian áp dụng, quan điểm về việc sử dụng thiết bị công nghệ của con tôi đã thay đổi. Các cháu biết phải làm gì để được ngồi trước màn hình. Nếu không làm việc sẽ không được dùng thiết bị công nghệ, đó là lựa chọn của con, không phải do bố mẹ bất công. Từ đó, các cháu không thể tranh luận hay quấy rầy tôi để đòi lấy điều khiển TV, iPad.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà phụ huynh đã chia sẽ rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các bậc phụ huynh để bài viết ngày càng hoàn chỉnh. 

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

VĂN BẢN TỪ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đang load thông tin...
Đang load thông tin...
LIÊN KẾT WEBSITE
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
Địa chỉ: Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương - Điện thoại: 02203.716.536
Trưởng phòng:
Đăng nhập