UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG MN GIA KHÁNH
Số: 17/KH-MNGK
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Gia Khánh, ngày 17 tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
Kiểm tra nội bộ năm học 2022- 2023
I. Cơ sở pháp lý và đặc điểm tình hình cơ sở giáo dục:
* Cơ sở pháp lý:
Thực hiện Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2022- 2023;
Công văn số 555/UBND-GDĐT ngày 31/8/2022 của UBND huyện Gia Lộc về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023;
Căn cứ Công văn số 178/PGDĐT- GDMN, ngày 09 tháng 9 năm 2022 của Phòng GD - ĐT huyện Gia Lộc về thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2022 – 2023.
Hiệu trường Trường MN Gia Khánh xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2022 – 2023 như sau:
* Đặc điểm tình hình nhà trường
+Thuận lợi:
Nhà trường có đủ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Đội ngũ Ban kiểm tra nội bộ là những cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có kỹ năng sư phạm khéo léo, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cơ sở và giáo viên giỏi cấp huyện.
Thành viên Ban kiểm tra là những cán bộ, giáo viên, nhân viên cốt cán có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của nhà trường.
Nhà trường có đủ phòng học cho các nhóm lớp, các phòng học kiên cố, sạch sẽ thoáng mát, đa số các phòng học đủ diện tích theo quy định. Có đủ các trang thiết bị đồ dùng dạy học và đồ chơi.
Trẻ ăn bán trú tại nhóm lớp đạt 100%. Hai bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không xảy ra ngộ độc thực phẩm tại trường.
Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường hàng năm đều đạt 98% trở lên.
Qua đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi có 100% trẻ đạt Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Hàng năm nhà trường đều có giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
+ Khó khăn:
Đôi khi bố trí sắp xếp cho các đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra chưa đúng theo kế hoạch. Đôi khi công việc nhiều nên thời gian để hoàn thành phiếu kiểm tra, biên bản kiểm tra chưa kịp thời.
Đầu năm học số trẻ đến trường chưa cao, các cháu nhà trẻ ra lớp không tập trung vào đầu năm học mà ở tất cả các tháng, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và công tác kiểm tra.
II. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ
1. Mục đích
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra của Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán trong nhà trường.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động kiểm tra chuyên đề, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, nhân viên.
- Thông qua kiểm tra, Ban kiểm tra giúp Hiệu trưởng có những thông tin xác thực về tình hình hoạt động giáo dục thực tế của nhà trường, để từ đó tham mưu giúp Hiệu trưởng có kết luận chính xác, khách quan về xếp loại chuyên môn nghiệp vụ, đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục của nhà trường, củng cố khối đoàn kết nội bộ, khắc phục tồn tại hạn chế.
2. Yêu cầu:
- Hoạt động kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời, đúng kế hoạch, không phải khi “có vấn đề” mới kiểm tra;
- Kết quả kiểm tra đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, công bằng.
- Phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều đã làm được, chưa làm được của đối tượng kiểm tra để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá khách quan, có biện pháp tư vấn, thúc đẩy giúp đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình.
3. Nhiệm vụ trọng tâm:
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương “4 kiểm tra”; tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua và chủ đề “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”, thực hiện chủ đề năm học “Xây dựng trường học xanh, an toàn, thân thiện”, thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Trong đó trọng tâm nhất là việc kiểm tra công tác quản lý của BGH, các hoạt động sư phạm của GV; chất lượng dạy học, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và các nhiệm vụ được giao của mỗi thành viên trong nhà trường.
4. Nhiệm vụ cụ thể:
4.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ sát thực tiễn,đảm bảo tính thường xuyên, liên tục.
4.2. Xây dựng Ban kiểm tra nội bộ nhà trường:
4.3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
4.4. Ban kiểm tra nội bộ phối kết họp tốt với Ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung có liên quan; Kiến nghị với thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng thẩm quyền và trách nhiệm kết quả kiểm tra, các biểu hiện sai sót, hạn chế để điều chỉnh kịp thời.
4.5. Đánh giá điều chỉnh bổ sung các kế hoạch trong năm học. Xử lý kết quả, báo cáo đánh giá toàn diện và rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ.
III. Nội dung kiểm tra:
1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của lãnh đạo, viên chức người lao động.
1.1. Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo
- Phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống;
- Kết quả công tác được giao;
+ Trình độ nghiệp vụ (tay nghề);
+ Thực hiện quy chế chuyên môn;
+ Kết quả giảng dạy, giáo dục;
+ Tham gia công tác khác.
1.2. Kiểm tra hoạt động phục vụ dạy học, giáo dục của viên chức và người lao động trong cơ sở giáo dục
Công tác kiểm tra tập trung vào một số nội dung trọng tâm:
+ Việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu năm học;
+ Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: Số lượng, chất lượng, việc bố trí, sắp xếp, khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị, khuôn viên, các khu vực vệ sinh;
+ Thực hiện kế hoạch tuyển sinh: Tuyển sinh, biên chế học sinh/lớp;
+ Hoạt động và chất lượng giảng dạy: Tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục; tình hình chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của trẻ;
+ Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục toàn diện: đạo đức, thẩm mỹ, thể chất …, chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác Đoàn, hoạt động xã hội;
+ Kiểm tra việc thực hiện Quy định về dạy thêm học thêm; thu chi trong nhà trường;
+ Kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra hoạt động của các tổ, khối chuyên môn, các bộ phận: kế toán, văn thư, y tế, bán trú
2.1. Kiểm tra hoạt động của tổ/ khối chuyên môn
Kiểm tra hoạt động tổ/khối chuyên môn giúp cho thủ trưởng cơ sở giáo dục thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục học sinh, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể.
Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, tổ phó;
+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn; hồ sơ quản lý;
+ Kiểm tra nền nếp sinh hoạt chuyên môn;
+ Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
2.2. Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy, đồ dùng và đồ chơi
Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi trong nhà trường nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời duy tu, bảo dưỡng kịp thời.
Nội dung kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
+ Kiểm tra kế hoạch mua sắm thiết bị theo nhu cầu dạy và học;
+ Kiểm tra việc xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;
+ Kiểm tra việc duy trì, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;
+ Kiểm tra việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
+ Kiểm tra việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh;
2.3. Kiểm tra tài chính
Kiểm tra tài chính, tài sản và công tác kế toán nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị.
Nội dung kiểm tra
+ Kế hoạch xây dựng, tạo nguồn ngân sách của trường;
+ Kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị;
+ Kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị;
+ Kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ;
+ Kiểm tra quan hệ thanh toán;
+ Kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền;
+ Kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính;
+ Kiểm tra kế toán (chấp hành chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính).
2.4. Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính
Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính nhằm:
- Đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ (công việc, tinh thần, thái độ …) của bộ phận văn thư hành chính, từ đó đôn đốc, tư vấn, thúc đẩy, động viên, khuyến khích, điều chỉnh, uốn nắn bộ phận văn thư hành chính thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đảm bảo thông tin thông suốt, kịp thời, đầy đủ quy định, đặc biệt là quản lý tốt con dấu;
- Giúp thủ trưởng cơ sở giáo dục làm tốt công tác quản lý văn thư hành chính trong nhà trường, đưa công tác này đi vào nền nếp, khoa học, đúng qui định góp phần của cách hành chính của đơn vị.
Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến;
+ Kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu;
+ Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính: sổ theo dõi phổ cập giáo dục, sổ nghị quyết của nhà trường, sổ khen thưởng, sổ lưu trữ các văn bản, công văn và các loại hồ sơ sổ sách khác);
+ Kiểm tra việc quản lý thiết bị, văn phòng phẩm;
+ Kiểm tra tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên văn thư; việc công khai hóa thủ tục hành chính.
2.5. Kiểm tra công tác bán trú
Kiểm tra công tác bán trú nhằm thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy công tác này sẽ ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh.
Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ bán trú;
+ Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc;
+ Kiểm tra kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh.
3. Kiểm tra công tác quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục
Kiểm tra công tác quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục nhằm giúp người đứng đầu tìm ra những sai sót; từ đó, đề ra những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường. Kiểm tra công tác quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục bao gồm:
+ Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước với cơ sở giáo dục, nhà giáo, nhân viên và học sinh;
+ Ngoài ra, Hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học.
IV. Chỉ tiêu phấn đấu và biện pháp thực hiện
1. Chỉ tiêu:
+ Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 27 giáo viên đạt 100%
+ Kiểm tra chuyên đề (1 lần/năm học) 02 CBQL và 04 nhân viên
+ Kiểm tra chuyên đề theo diện rộng: 2 lần/năm học
+ Kiểm tra chuyên đề hàng tháng: Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên ít nhất 2 lần/năm học
+ Kiểm tra đột xuất: Ban giám hiệu kiểm tra mỗi tháng ít nhất từ 2-3 người, tổ trưởng kiểm tra 1- 2 người/tháng. Kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
2. Biện pháp
Xây dựng và củng cố chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, chọn cử CBGVNV cốt cán là thành viên Ban kiểm tra.
Stt
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
Nhiệm vụ
|
1
|
Nguyễn Thị Lý
|
Hiệu trưởng
|
Trưởng ban
|
2
|
Nguyễn Thị Hoa Chi
|
Phó hiệu trưởng
|
Phó trưởng ban
|
3
|
Đặng Thị Liêm
|
Phó hiệu trưởng
|
Thành viên
|
4
|
Nguyễn Thị Hường
|
Tổ trưởng tổ nhà trẻ
|
Thành viên
|
5
|
Nguyễn Thị Khuyên
|
Tổ trưởng tổ mẫu giáo 3 tuổi-ND
|
Thành viên
|
6
|
Nguyễn Thị Thúy Hằng
|
Tổ trưởng tổ mẫu giáo 4 tuổi
|
Thành viên
|
7
|
Nguyễn Thị Ly
|
Tổ trưởng tổ mẫu giáo 5 tuổi
|
Thành viên
|
8
|
Phạm Thị Nhung
|
Kế toán
|
Thành viên
|
9
|
Nguyễn Thị Nhâm
|
Giáo viên +Trưởng ban thanh tra ND
|
Thành viên
|
Thăm dò ý kiến của phụ huynh học sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến điểm mới cho các thành viên trong Ban kiểm tra. Cung cấp đầy đủ tài liệu, hồ sơ kiểm tra cho Ban kiểm tra. Quán triệt tinh thần kiểm tra, yêu cầu, nguyên tắc kiểm tra.
Phối hợp với các cá nhân, các tổ chức trong nhà trường để thực hiện công tác kiểm tra.
Xây dựng lịch kiểm tra cụ thể, khoa học.
Thực hiện kiểm tra theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Coi trọng việc tư vấn cho người được kiểm tra và kiểm tra thực hiện kiến nghị sau kiểm tra.
Công khai kế hoạch kiểm tra, kết quả kiểm tra tại các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, niêm yết công khai tại văn phòng nhà trường.
V. Chương trình kiểm tra cụ thể:
|
Thời gian
|
Nội dung kiểm tra
|
Đối tượng kiểm tra
|
Ghi chú
|
|
Tháng 9/2022
|
- Kiểm tra đột xuất: Vệ sinh phòng lớp, trang trí lớp.
- Công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19
- Dự giờ chế biến món ăn
- Kiểm tra kế hoạch giáo dục
- Kiểm tra nền nếp trẻ đầu năm học
|
- Một số nhóm lớp
- Một số nhóm lớp
- Nhân viên nấu ăn
- Một số giáo viên
- Một số nhóm lớp
|
|
|
Tháng 10/2022
|
- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo
- Kiểm tra chuyên đề tổ chức HĐGD lấy trẻ làm trung tâm
- Kiểm tra chuyên đề theo diện rộng: Hồ sơ sổ sách
- Kiểm tra đột xuất
|
- Nguyễn Thị Khuyên, Nguyễn Thị Hằng, Đỗ Thị Nhu, Phạm Thị Vần, Đặng Thị Chầm.
- Nguyễn Thị Hoài, Vũ Thị Thơm, Nguyễn Thị Diệp, Nguyễn Thị Nhâm, Phạm Thị Luân.
- 26 giáo viên
- Một số lớp, nhân viên
|
|
|
Tháng 11/2022
|
- Kiểm tra HĐSP nhà giáo
- Kiểm tra chuyên đề vệ sinh chăm sóc trẻ
- Nhân viên nấu ăn
- Kiểm tra đột xuất: XDKHGD, tổ chức giờ ăn, dự giờ…
|
- Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Xuân, Phạm Thị Hồng Sim, Nguyễn Thị Xen
- Nguyễn Thị Ly, Đỗ Thị Nhu, Hoàng Thị Lanh, Nguyễn Thị Hoa, Vũ Thị Trà, Đặng Thị Chầm, Phạm Bích Duyên, Nguyễn Thị Kim Đến.
- Hai bếp ăn
- Một số giáo viên
|
|
|
Tháng 12/2022
|
- Kiểm tra HĐSP nhà giáo
- Kiểm tra chuyên đề “Tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm”
- Kiểm tra đột xuất sổ thu chi; chấm ăn
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn; nền nếp sinh hoạt chuyên môn;
- Kiểm tra hồ sơ chứng từ trong tháng
- Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước với nhà giáo, nhân viên và học sinh.
- Kiểm tra đột xuất
|
- Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Diệp, Nguyễn Thị Nhâm, Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Thị Ly
- Nguyễn Thị Xen, Nguyễn Thị Hà Thanh, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Khuyên, Trương Thị Hương, Nguyễn Thị Hường, Trần Thị Nhiễu.
- Một số lớp
- Chi Đoàn Thanh niên, các tổ chuyên môn
- Nhân viên kế toán
- Hiệu trưởng
- Một số giáo viên, nhân viên
|
|
|
Tháng 01/2023
|
- Kiểm tra HĐSP nhà giáo
- Kiểm tra GDBVMT
- Chế biến món ăn, Vệ sinh bếp ăn
- Kiểm tra đột xuất
|
- Trần Thị Nhiễu, Nguyễn Thị Kim Đến.
- Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Vần, Nguyễn Thị Xuân, Phạm Thị Hồng Sim, Phạm Thị Sáu
- Nhân viên nấu ăn
- Một số giáo viên
|
|
|
Tháng 02/2023
|
- Kiểm tra HĐSP nhà giáo
- Kiểm tra chuyên đề vệ sinh chăm sóc trẻ.
- Kiểm tra hồ sơ trong tháng
- Kiểm tra đột xuất
|
- Trương Thị Hương, Nguyễn Thị Hà Thanh, Phạm Bích Duyên, Vũ Thị Trà.
- Nguyễn Thị Hoài, Vũ Thị Thơm, Nguyễn Thị Diệp, Nguyễn Thị Nhâm, Phạm Thị Luân.
- Nhân viên kế toán
- Một số giáo viên, nhân viên
|
|
|
Tháng 3/2023
|
- Kiểm tra HĐSP nhà giáo
- Kiểm tra chuyên đề Phó hiệu trưởng
- Kiểm tra chuyên đề tổ chức các hoạt động LTLTT
- Kiểm tra thực hiện chủ đề năm học
- Kiểm tra đột xuất
|
- Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phạm Thị Sáu
- Nguyễn Thị Hoa Chi
- Nguyễn Thị Ly, Đỗ Thị Nhu, Hoàng Thị Lanh, Nguyễn Thị Hoa, Vũ Thị Trà, Đặng Thị Chầm, Phạm Bích Duyên, Nguyễn Thị Kim Đến.
- Các nhóm lớp
- Một số giáo viên
|
|
|
Tháng 4/2023
|
- Kiểm tra HĐSP nhà giáo
- Kiểm tra chuyên đề Phó hiệu trưởng
- Kiểm tra chuyên đề GDBVMT
- Kiểm tra đột xuất
|
- Hoàng Thị Lanh, Phạm Thị Luân, Vũ Thị Thơm.
- Đặng Thị Liêm
- Nguyễn Thị Xen, Nguyễn Thị Hà Thanh, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Khuyên, Trương Thị Hương, Nguyễn Thị Hường, Trần Thị Nhiễu.
- Một số giáo viên
|
|
|
Tháng 5/2023
|
- Kiểm tra chuyên đề giáo dục kỹ năng sống.
- Kiểm tra chuyên đề nhân viên (1 lần/năm)
- Kiểm tra chuyên đề theo diện rộng hồ sơ sổ sách
- Kiểm tra đột xuất nề nếp cuối năm học
|
- Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Vần, Nguyễn Thị Xuân, Phạm Thị Hồng Sim, Phạm Thị Sáu
- Nhân viên kế toán, nấu ăn
- Giáo viên
- Một số lớp
|
|
|
Tháng 6,7,8/2023
|
- Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trong hè: Công tác vệ sinh, nề nếp vui chơi, thực hiện chế độ trong ngày của trẻ, công tác đảm bảo an toàn cho trẻ, công tác chuẩn bị năm học mới.
|
- Các lớp và giáo viên, nhân viên
|
|
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Gia Lộc;
- BGH, Tổ trưởng tổ CM;
- Lưu VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Lý
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|