UBND HUYỆN GIA LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 3,133,256 (Hôm nay: 194 online: 14) Toàn huyện: 169,069,330 (Hôm nay: 399 online: 149) Đăng nhập

SƠ KẾT GIÁO DỤC STEM

TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA TÂN – NĂM HỌC 2023-2024

         Trong những năm học gần đây, trường Tiểu học Gia Tân đã tổ chức có hiệu quả việc vận dụng giáo dục STEM trong các hoạt động giáo dục của trường tiểu học.

     Giáo dục STEM là phương thức giáo dục chủ yếu dựa trên dạy học tích hợp, tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc các lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học để phát triển phẩm chất, năng lực và giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

    Giáo dục STEM có 3 hình thức: Bài học STEM; Hoạt động trải nghiệm STEM và Làm quen với nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.

     1. Bài học STEM

     1.1. Xây dựng kế hoạch bài học STEM:

     Những bài học được tổ chức dưới dạng bài học STEM, thực chất là thay vì tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức thông thường sau đó luyện tập vận dụng những kiến thức mới đó, thì giáo viên tổ chức dạy học bằng cách: xuất phát từ một tình huống, vấn đề thực tiễn xác định vấn đề cần giải quyết, từ đó chuyển giao thành nhiệm vụ cụ thể là tạo ra một sản phẩm nào đó để giải quyết vấn đề thực tiễn đã xác định bằng cách vận dụng kiến thức của bài học cũng như kiến thức thuộc các lĩnh vực khác trong giáo dục STEM.

    Nhà trường đã tổ chức tập huấn sâu cho GV, tổ chức cho GV thảo luận và chọn các bài học STEM ngay từ trong cuộc họp chuyên môn tháng 8. Cụ thể:

 Khối 1:

Tên chủ đề

Môn học và hoạt động giáo dục

Số tiết theo CT

Số tiết thực dạy

Thời gian dạy

Chủ đề: Làm quen với một số hình phẳng

Môn học và các HĐGD:

- Toán: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật                     

1

 

 

2

 

 

Tuần 8

 

- Mĩ thuật: Ngôi nhà của em 

1

Chủ đề: Ngày Tết quê em

- TNXH : Tết Nguyên Đán

1

3

 

Tuần 21

 

- HĐTN:  Ngày Tết quê em

1

- Mĩ thuật*: Vẽ tranh, làm thiệp chúc mừng năm mới.

1

 

Chủ đề:

Cột đèn giao thông

- Tiếng Việt: Đọc Đèn giao thông

1

 

3

 

 

Tuần 26

- TNXH :An toàn trên đường

1

- Đạo đức: Phòng tránh tai nạn giao thông

1

Khối 2:

Tên chủ đề

Môn học và hoạt động giáo dục

Số tiết theo CT

Số tiết thực dạy

Thời gian dạy

 

Chủ đề: Cuốn lịch của em

 

Môn Toán:

Bài 31: Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch

2

 

 

4

 

 

Tuần 16

 

Đạo đức: Bài 5: Quý trọng thời gian

2

Chủ đề: Giao thông trong mắt em

TNXH: Chủ đề 3: Bài 8: Đường và phương tiện giao thông (Tiết 3) - Tuần 12

1

3

 

Tuần 11, 12

 

Mĩ thuật:

Chủ đề 2: Đường đến trường em       

Phương tiện giao thông (2 tiết)

2

Chủ đề:

Sức khoẻ hô hấp

HĐTN: T26: Quan tâm, chăm sóc người thân

1

 

5

 

Tuần 27

TNXH: Tuần 26: Cơ quan hô hấp

Tuần 27: Bảo vệ cơ quan hô hấp

4

 Khối 3:

Tên chủ đề

Môn học và hoạt động giáo dục

Số tiết theo CT

Số tiết thực dạy

Thời gian dạy

Chủ đề:

Đất nước ngàn năm

Tiếng Việt: Bài 17 Đọc Đất nước là gì?

Nói và nghe: Cảnh đẹp đất nước.

2

5

Tuần 28

HĐTN: Chủ đề 6: Em yêu quê hương. Bài: Giới thiệu cảnh đẹp quê hương

1

TNXH: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên (trang 53) tiết 1+2

2

Chủ đề:

Trái đất của chúng mình.

Tiếng Việt: Đọc: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ.

Nói và nghe: Môi trường của chúng ta. (Tuần 32)

2

 

 

 

5

 

 

Tuần 32

- HĐTN: Tiết kiệm điện, nước trong gia đình Chung tay, tiết kiệm điện, nước (Tuần 28).

1

- TNXH: Bài 22: Bề mặt Trái Đất (Tiết 1)

Bài 22: Bề mặt Trái Đất (Tiết 2) – Tuần 32

2

 Khối 4:

Tên chủ đề

Môn học và hoạt động giáo dục

Số tiết theo CT

Số tiết thực dạy

Thời gian dạy

Chủ đề: Tạo bài trình chiếu giới thiệu nền văn minh sông Hồng

Môn Tin học: Bài 7: Tạo bài trình chiếu

1

2

Tuần 13

Môn Lịch sử: Bài 13: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

1

 Khối 5:

Tên chủ đề

Môn học và hoạt động giáo dục

Số tiết theo CT

Số tiết thực dạy

Thời gian dạy

Chủ đề: Ngôi nhà phòng tránh muỗi

 

Môn Khoa học: Phòng bênh sốt rét, Phòng bệnh sốt xuất huyết, Phòng bệnh viêm não.

1

2

Tuần 9

 

Môn Kĩ thuật: Cắt, khâu, thêu tự chọn (Tiết 1).

1

Chủ đề: Tài nguyên thiên nhiên và cách bảo vệ

Môn Đạo đức: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 1,2)

2

 

3

 

Tuần 31

Khoa học: Tài nguyên thiên nhiên và cách bảo vệ (Môn chủ đạo)

1

 1.2. Các bước thiết kế bài học STEM:

1.2.1. Xác định vấn đề

Bước đầu tiên trong thiết kế bài học STEM là xác định vấn đề. Vấn đề có thể được đặt ra từ thực tế, từ cuộc sống hàng ngày hoặc từ chính nội dung của bài học. Vấn đề cần phải phù hợp với trình độ của học sinh, có tính thách thức và khuyến khích học sinh suy nghĩ, tìm tòi.

1.2.2. Nghiên cứu kiến thức nền

Sau khi xác định vấn đề, học sinh cần nghiên cứu kiến thức nền liên quan đến vấn đề đó. Kiến thức nền giúp học sinh hiểu rõ vấn đề và có cơ sở để đưa ra các giải pháp.

1.2.3. Đề xuất các giải pháp

Trên cơ sở kiến thức nền, học sinh đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề. Các giải pháp có thể được thực hiện dưới dạng mô hình, thiết bị, phần mềm,…

1.2.4. Lựa chọn giải pháp

Từ các giải pháp đã đề xuất, học sinh lựa chọn giải pháp khả thi nhất. Việc lựa chọn giải pháp cần dựa trên các tiêu chí như tính khả thi, hiệu quả, tính sáng tạo,…

1.2.5. Chế tạo mô hình (nguyên mẫu)

Học sinh chế tạo mô hình (nguyên mẫu) của giải pháp đã lựa chọn. Việc chế tạo mô hình giúp học sinh ứng dụng kiến thức, kỹ năng STEM để giải quyết vấn đề.

1.2.6. Thử nghiệm và đánh giá

Học sinh thử nghiệm và đánh giá mô hình (nguyên mẫu) để xem liệu nó có giải quyết được vấn đề hay không. Nếu mô hình không giải quyết được vấn đề, học sinh cần điều chỉnh, cải tiến mô hình cho đến khi đạt được yêu cầu.

1.2.7. Chia sẻ thảo luận

Học sinh chia sẻ, thảo luận về sản phẩm của mình với các bạn và thầy cô. Việc chia sẻ, thảo luận giúp học sinh phát triển khả năng trình bày, thuyết trình và nhận phản hồi từ người khác.

1.2.8. Điều chỉnh thiết kế

Từ những phản hồi nhận được, học sinh điều chỉnh thiết kế của sản phẩm để hoàn thiện hơn.

1.2.9. Đánh giá

Cuối cùng, học sinh được đánh giá về quá trình thực hiện bài học. Đánh giá có thể được thực hiện dưới dạng đánh giá định tính hoặc định lượng.

1.3. Yêu cầu đối với bài học STEM

Một bài học STEM được coi là thành công khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

Tích hợp kiến thức, kỹ năng STEM: Bài học cần tích hợp kiến thức, kỹ năng từ các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học.

Có tính thực tiễn: Bài học cần gắn liền với thực tế, giúp học sinh giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo: Bài học cần khuyến khích học sinh suy nghĩ, tìm tòi và đưa ra các giải pháp sáng tạo.

Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức: Bài học cần giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế.

1.4. Lưu ý khi thiết kế bài học STEM

Khi thiết kế bài học STEM, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

Lựa chọn vấn đề phù hợp: Vấn đề cần phải phù hợp với trình độ của học sinh, có tính thách thức và khuyến khích học sinh suy nghĩ, tìm tòi.

Xây dựng kế hoạch chi tiết: Giáo viên cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho bài học, bao gồm các nội dung, hoạt động, thời gian,…

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu: Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết cho học sinh thực hiện bài học.

Tạo môi trường học tập tích cực: Giáo viên cần tạo môi trường học tập tích cực, khuyến khích học sinh hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

         2. Hoạt động trải nghiệm STEM:

         Hoạt động trải nghiệm STEM là hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục STEM thông qua câu lạc bộ STEM, ngày hội STEM, dự án học tập STEM hoặc hoạt động trải nghiệm STEM nhằm tạo hứng thú và động lực học tập, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất và bồi dưỡng đam mê, năng khiếu cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm STEM được xây dựng trong kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và thực tế tại địa phương.

         Trường TH Gia Tân đã tổ chức thành công các HĐTN STEM được các cấp ghi nhận, phụ huynh đánh giá cao và đặc biệt HS được trải nghiệm tích cực, vui vẻ như Hội chợ “Xuân yêu thương 2023”, “Tự hào trang sử” (12/2023), Vui Tết Trung thu hằng năm,…

         Trong Hội chợ “Xuân yêu thương 2023” đã kéo gần lại khoảng cách giữa thầy cô, cha mẹ và các em học sinh sau 3 năm covid.  Các em được chính thức hoà vào không gian chung đầy tươi mới của hoạt động trải nghiệm toàn trường. Các em được tham gia các trò chơi dân gian, được làm những sản phẩm mình thích, được tham gia mua bán, trở thành “người tiêu dùng thông thái”, trải nghiệm “làm thương gia nhí”, được học, được chơi trong không khí đầm ấm an vui của những ngày giáp Tết… Trên gương mặt các em đều đọng những nụ cười mà thầy cô khó lòng gặp được trong những năm học trực tuyến hay đến trường mà vẫn phải đeo khẩu trang.

         Hay trong HĐTN “Tự hào trang sử” vừa mới diễn ra vào tháng 12/2023 chào mừng 79 năm ngày thành lập QĐNDVN, hướng tới kỉ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, các em được đắm mình trong trang sử hào hùng của dân tộc Việt từ thời kì đầu dựng nước, trải qua những triều đại với những vị tướng tài ba, rồi hai cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chống Pháp, chống Mĩ để dành lại độc lập tự do. Các em được vui niềm vui giải phóng, cắp sách đến trường trong niềm hân hoan của đất nước mạnh giàu như ngày hôm nay.

          Có lẽ, không một bài học lịch sử nào đi vào tâm trí, làm lay động trái tim các em đến vậy! Lần đầu tiên trên sân khấu trường Tiểu học Gia Tân có sự tham gia biểu diễn của gần 200 diễn viên nhí thể hiện sân khấu hoá các sự kiện lịch sử đáng nhớ qua các chương Con Lạc cháu Hồng – Xiềng xích, đau thương, tự do – Non sông ca khúc khải hoàn. Màn đồng diễn nối vòng tay lớn di chuyển đội hình xếp dáng hình Việt Nam trên sân trường khiến thầy cô hay các bậc phụ huynh vô cùng ngạc nhiên vì khả năng phối hợp nhuần nhuyễn và thành thạo của các em. Và tất cả các em HS đều được trải nghiệm các hoạt động của các chú bộ đội ngay trên sân trường như: Nắng thao trường, vượt thành chiến, xem phim tư liệu trong rạp chiếu bóng,… Chương trình khép lại nhưng ấn tượng còn mãi trong tâm trí các em đó là động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng trong những năm học tới.

          Còn đối với hoạt động trải nghiệm được coi là hoạt động thường niên của nhà trường và Hội cha mẹ HS đó là tổ chức Vui Tết Trung thu cho các em. Hoạt động này thường diễn ra vào tháng đầu tiên của năm học. Trong cuộc họp PH đầu năm, đại diện phụ huynh các lớp chủ động đưa ra ý kiến tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS, PH tích cực ủng hộ cả vật chất và tinh thần. Nhiều phụ huynh chủ động xin nghỉ làm để tham gia cùng con. HĐTN này giúp HS được vui chơi hết mình để bước vào năm học mới tràn đầy năng lượng.

3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM:

        3.1. Cách xây dựng chủ đề Hoạt động trải nghiệm STEM

       Xuất phát từ hứng thú của học sinh, phù hợp với chương trình học tập và lứa tuổi của học sinh. Đồng thời gắn kết với hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018.

        Trên cơ sở các nội dung giáo dục các môn học có tính thực tiễn để xây dựng các chủ đề hoạt động trải nghiệm STEM. Đối với chuyên đề cấp trường, chuyên môn nhà trường tổ chức cho cả nghiên cứu để chọn nội dung phù hợp với từng năm học, thu hút, tạo hứng thú cho HS.

         - Đối với trường Tiểu học Gia Tân, mỗi năm học ngoài các hoạt động trải nghiệm STEM với quy mô lớp, khối, nhà trường lựa chọn ít nhất 2 hoạt động lớn tạo hứng thú học tập cho HS, tạo điều kiện cho HS được tham gia nhiều trải nghiệm khác nhau: Vui Tết Trung Thu, Xuân Yêu Thương vào dịp Tết nguyên đán (năm học 2022-2023); Vui Tết Trung Thu, Tự hào trang sử vào dịp 22/12 (năm học 2023-2024.

     Đối với các hoạt động trải nghiệm STEM lớn trong năm thì chuyên môn nhà trường đã triển khai ngay trong tháng 8. Tổ chức cho toàn thể CBGVNV nhà trường thảo luận, cùng nhau trao đổi, phân tích để lựa chọn những hoạt động phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất mà trong đó tiêu chí vì học sinh được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình trao đổi để lấy ý kiến GV để mang tính trọng tâm, BGH có thể trưng cầu ý kiến riêng của những GV có trình độ chuyên môn, tính sáng tạo cao, lựa chọn định hướng ra một số hoạt động trọng tâm. Khi đưa ra hoạt động, BGH cũng phải chỉ rõ lí do vì sao lựa chọn hoạt động đó để CBGV ủng hộ, đồng lòng.

    Khi đã có sự đoàn kết nhất trí cao trong hội đồng sư phạm nhà trường, chuyên môn xây dựng kế hoạch từ đầu năm, xin ý kiến của phụ huynh trong cuộc họp. Lãnh đạo nhà trường triển khai trực tiếp trong cuộc họp Ban đại diện CMHS sau đó xuống lớp GVCN và Chi hội trưởng tiếp tục triển khai để phụ huynh nắm rõ và ủng hộ nhiệt tình. Từ đó nhà trường chủ động xây dựng khung chương trình các lớp trong năm học, cũng như giúp GV chủ động chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu kế hoạch đề ra.

      Chỉ những hoạt động trải nghiệm được xây dựng kế hoạch chu đáo, chỉ rõ hoạt động lí thú mới thu hút được HS tham gia, các em luôn hào hứng chờ đợi được Hoạt động trải nghiệm STEM.

     Ví dụ, trong năm học 2022-2023, nhà trường chọn hoạt động trải nghiệm lớn là Hội chợ “Xuân yêu thương” vì qua 3 năm học trực tuyến khoảng cách giữa thầy cô, cha mẹ với các con bị kéo dãn, nhiều em trở nên e dè, nhút nhát, ít nói, các kĩ năng thường ngày hình như chậm lại. Phụ huynh không mấy hào hứng khi tổ chức các hoạt động cho các con, vô hình chung tạo bức màn khoảng cách giữa phụ huynh và nhà trường. Với những lí do trên để kéo các em gần lại với sự tự tin, năng động vốn có, xoá đi khoảng cách bạn bè, thầy cô với HS, phụ huynh với nhà trường,… CBGVNV trường Tiểu học quyết định tổ chức hoạt động này. Vì có sự nhất trí cao, đồng lòng vượt qua khó khăn để sáng tạo mà nhà trường đã tổ chức tốt hoạt động này với kết quả ngoài mong đợi.

      Nhưng sang năm học 2023-2024, với đặc thù hoạt động lớn liên quan đến 79 năm thành lập QĐNDVN, đặc biệt là hướng tới 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhà trường quan tâm đến việc hình thành năng lực, phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ qua hoạt động trải nghiệm “Tự hào trang sử” để các em có cái nhìn khái quát về lịch sử dân tộc Việt Nam với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

     Nhờ có kế hoạch từ trước mà nhà trường đã nhận được sự ủng hộ của tất cả các bậc phụ huynh ngay từ đầu năm học. Trước khi triển khai thực hiện kế hoạch các lớp tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ HS lớp nên nguồn kinh phí tổ chức hoạt động này 100% là từ nguồn xã hội hoá. Không chỉ có cha mẹ mà cả ông bà của HS cũng tham gia chuẩn bị, rồi cùng với GVCN hướng dẫn các em trải nghiệm các hoạt động lí thú của anh bộ đội Cụ Hồ ngay trên sân trường.

     Hình ảnh mà không chỉ có tôi mà tất cả các thầy cô và các em HS đều nhớ đó là các chú bộ đội của BCH Quân sự huyện về dựng lều trại, các bác Cựu chiến binh xã tự tay dựng mô hình “Điện Biên Phủ” với hầm Đờ Cát, dựng bệ pháo, chằng những chuyến xe thồ tải quân lương ra chiến trường, các bậc phụ huynh ngồi xem, động viên các cháu tập mà đã xúc động rơi nước mắt vì sự hi sinh của các bà mẹ Việt Nam anh hùng,… Đó là sự thành công mà không một tiết học nào, một bài học nào có thể thay thế được hoạt động trải nghiệm STEM.

     Sang năm học 2024-2025, nhiều GV đã có ý tưởng tổ chức cho hoạt động trải nghiệm “Hành trình chinh phục những ước mơ”, ở đó có hoạt động gắn kết của tình bạn, tình thầy trò và cả sự đồng hành của cha mẹ HS.

        3.2. Các bước thực hiện

        Với các hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh vận dụng các kiến thức đã học thuộc các môn học thuộc lĩnh vực STEM để giải quyết các vấn đề đặt ra. Tùy từng vấn đề và đối tượng, điều kiện cụ thể mà có thể cần sử dụng cả kiến thức ngoài chương trình mà phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh.

        Các hoạt động trải nghiệm STEM ở tiểu học có thể phân theo quy mô hoạt động như sau:

        - Với quy môn khối lớp:

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

Hoạt động 2: Đề xuất và lựa chọn giải pháp

Hoạt động 3: Chế tạo sản phẩm, thử nghiệm và đánh giá

Hoạt động 4: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

- Để tổ chức Hoạt động trải nghiệm STEM vấn đề xác định Chủ đề rất quan trọng. Xây dựng chủ đề STEM, cần có định hướng về nội dung và hình thức triển khai, thời lượng và thời gian tiến hành.

        Ví dụ: Sau khi dạy nội dung: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên (Khoa học 4);  Các kiến thức về đo, vẽ, màu sắc, hình khối, kỹ thuật (Toán, Mỹ thuật, Công nghệ), tham khảo ý tưởng từ những chủ đề, hoạt động, dự án có sẵn trong các nguồn tài liệu, chúng tôi chọn chủ đề: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên để tổ chức Hoạt động trải nghiệm STEM lớp 4 (Tuần 32).

- Dựa trên ý tưởng chủ đề STEM, giáo viên xây dựng tình huống cụ thể mang tính thực tiễn khiến học sinh có nhu cầu thực hiện một nhiệm vụ cụ thể để giải quyết vấn đề.

- Các tình huống cũng cần có tính khả thi về thời gian, phù hợp với năng lực của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương, phù hợp với sở trường, đặc điểm của đối tượng học sinh, tạo ra sự quan tâm, hứng thú của học sinh thông qua việc thấy được ý nghĩa và lợi ích của việc thực hiện.

- Nhiệm vụ học tập phải bao gồm các yêu cầu cụ thể về sản phẩm. Để hoàn thành nhiệm vụ, học sinh cần liên hệ và vận dụng kiến thức các môn học thuộc lĩnh vực STEM, vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết....

- Xác định rõ tiêu chí của sản phẩm làm căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp để thiết kế mẫu sản phẩm.

- Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành và cách thức tổ chức hoạt động học tập.

* Với quy mô toàn trường:

Bước 1: Xác định chủ đề

Bước 2: Xây dựng kế hoạch chung (trong KHGD), KH chi tiết

Bước 3: Chuẩn bị, đề xuất các phương án thực hiện

Bước 4: Tổ chức thực hiện

Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm

       * Với hình thức Câu lạc bộ STEM: nhà trường phân công cho các GV có sự sáng tạo, khéo léo kết hợp với các GV có trình độ chuyên môn vững vàng. Ở trường Tiểu học Gia Tân, các CLB mới được tổ chức theo các khối lớp. Các em tham gia theo sở thích, không ép buộc. Các sản phẩm được trưng bày tại lớp hay thể hiện tham gia tìm kiếm tài năng nhí ở sinh hoạt theo chủ điểm của hoạt động SHDC.

       Ngoài ra hoạt động trải nghiệm STEM còn có thể gắn với nội dung giáo dục địa phương, các em được trải nghiệm tại các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, được tham gia các hoạt động thiện nguyện của địa phương. (Giới thiệu một số hoạt động trải nghiệm tại Văn Miếu Mao Điền của HS khối Ba).

4. Kết luận

        Hoạt động trải nghiệm STEM thật sự rất cần thiết để giúp cho học sinh phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất, là “Cầu nối” giữa bài học, kiến thức các môn học với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng…. Ngoài ra, còn phát huy được sự sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Hoạt động này còn giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị, bổ ích từ đó hình thành và phát triển các giá trị và kỹ năng sống phù hợp cho các em. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung và kế hoạch tổ chức GD STEM nói riêng cần được quan tâm, chú trọng để đáp ứng được mục tiêu như Chương trình GDPT 2018 đề ra. 

        Hoạt động trải nghiệm STEM giúp HS huy động các kiến thức các môn học thuộc lĩnh vực STEM để giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua HĐTN CLB hoặc các HĐTN thực tế. HĐTN STEM giúp gắn kết các kiến thức thuộc nhiều môn học hoặc có thể bổ sung các kiến thức mở rộng liên quan đến vấn đề thực tiễn nhưng phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học.

       Thông qua HĐTN STEM, tạo hứng thú và động lực để góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, năng khiếu của HS.

       * Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, chúng ta cần:

      Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM cần phong phú, đa dạng, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn xã hội, khoa học và công nghệ.

      Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM có thể linh hoạt, kết hợp các hoạt động trong trường (dưới hình thức câu lạc bộ) và ngoài trường (tìm tòi, khám phá thực tiễn). Tăng cường tổ chức hoạt động theo nhóm để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh nhưng cần đảm bảo chỉ rõ nhiệm vụ và sản phẩm cụ thể của mỗi học sinh trong nhóm.

       Các hoạt động cần huy động nhiều nguồn lực từ các đoàn thể xã hội, các bậc phụ huynh, đặc biệt là sự đồng lòng nhất trí, quyết tâm cao của toàn thể CBGVNV nhà trường.

      Nhà trường cần bắt được các ý tưởng hay để xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công cụ thể, phù hợp, phát huy hết năng lực sở trường của từng GV. Lãnh đạo nhà trường cần vào cuộc sát sao, chủ trì các hoạt động, tháo gỡ các khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

      Tổ chức cho HS được trải nghiệm thật, tránh hình thức, kêu gọi phụ huynh đến cùng tổ chức ở một số hoạt động để phụ huynh thấy các con hứng thú, hoạt động có ý nghĩa. Từ đó ủng hộ nhiệt tình.

       Sau đây là một số hình ảnh thể hiện sự thành công của giáo dục STEM tại trường Tiểu học Gia Tân:

         

 

 

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

VĂN BẢN TỪ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đang load thông tin...
Đang load thông tin...
LIÊN KẾT WEBSITE
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
Địa chỉ: Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương - Điện thoại: 02203.716.536
Trưởng phòng:
Đăng nhập