UBND HUYỆN GIA LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 3,133,624 (Hôm nay: 69 online: 06) Toàn huyện: 169,069,330 (Hôm nay: 261 online: 184) Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC  GIÁO DỤC HÒA NHẬP HS KHUYẾT TẬT CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG QUANG NĂM HỌC 2023 – 2024

***********

Căn cứ Thông tư số 03/2006/TT-BGD&ĐT ngày 29/01/2018 ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật;

           Căn cứ Quyết định số 1676/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 của UBND tỉnh Hải Dương về việc Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024;
           Căn cứ hướng dẫn số 146/PGDĐT-GDTH ngày 07 tháng 9 năm 2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH huyện Gia Lộc năm học 2023 - 2024;
          Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023- 2024 của trường Tiểu học Đồng Quang;
          Căn cứ số lượng học sinh khuyết tật học hoà nhập tại trường (2 học sinh. Đó là em Nguyễn Long Nhật, sinh 06/01/2017, thôn Vĩnh Duệ, HS lớp 1B, khuyết tật dạng nghe – nói nhẹ do cô giáo Nguyễn Thị Hoa chủ nhiệm và em Trần Thị Mai Hiền, sinh 06/3/2014, thôn An Thư, HS lớp 3C, khuyết tật dạng chậm phát triển trí tuệ do cô giáo Đỗ Thị Vân Anh chủ nhiệm).
          Trường TH Đồng Quang và các giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật (HSKT) xây dựng mục tiêu, kế hoạch Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật năm học 2023 – 2024 (theo từng tháng, lưu trên hồ sơ bồi dưỡng TX của các GVCN trong Driver), xây dựng các biện pháp Giáo dục nhằm các mục đích sau:
- Giúp trẻ khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người học
khác.
- Tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, phục hồi chức
năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng.
- Huy động và tiếp nhận người khuyết tật đến học.
- Tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ khuyết tật được tham gia các hoạt động hòa
nhập với cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên để giúp đỡ, hỗ trợ cho trẻ
khuyết tật theo học ở các lớp.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình, xã hội và cộng đồng để chăm sóc, giáo dục
cho trẻ khuyết tật.
- Giúp học sinh khuyết tật phát triển khả năng nhận thức, giao tiếp, kỹ năng
xã hội và hoà nhập cộng đồng.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Từ đầu năm học đến giữa học kỳ 1: Học sinh khuyết tật đi học đầy đủ, biết
hoà nhập với học sinh trong lớp để học tập.
- Cuối học kỳ 1: Hoàn thành các môn học theo mục tiêu riêng và đạt năng lực,
phẩm chất.
- Cuối năm học: Hoàn thành các môn học theo mục tiêu riêng và đạt năng lực,
phẩm chất.
II. CÁC BIỆN PHÁP:

1. Đối với tổ chuyên môn: Phối hợp với chuyên môn nhà trường
- Hỗ trợ giáo viên thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng.
- Cung cấp đồ dùng học tập, phương tiện hỗ trợ đầy đủ cho các lớp có học
sinh khuyết tật học hoà nhập.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá và đưa ra những quyết định
điều chỉnh kịp thời việc thực hiện kế hoạch của giáo viên thông qua sổ theo dõi
đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
- Khuyến khích, động viên giáo viên, phụ huynh và học sinh khuyết tật thực
hiện kế hoạch.
- Cung cấp tài liệu, tổ chức các chuyên đề, tạo điều kiện cho các giáo viên
dạy các lớp hoà nhập có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
2. Đối với giáo viên trực tiếp dạy lớp có trẻ khuyết tật học hoà nhập
        Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định đối với nhà giáo, GV tham gia Giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phối hợp với gia đình HSKT lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh
khuyết tật học hòa nhập; Tổ chức các hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo KH giáo dục cá nhân của HSKT.
- Thiết kế, điều chỉnh các hoạt động giáo dục vào từng môn học, từng bài học, tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật tham gia các hoạt động học tập. Thông qua sự tác động phù hợp trên lớp giúp học sinh nâng cao nhận thức và phát triển khả năng giao tiếp.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với học sinh, học sinh với
học sinh, học sinh với cộng đồng. Tạo cho học sinh cảm giác an toàn, được tôn
trọng, giúp học sinh bớt mặc cảm, tự ti. Hướng dẫn học sinh bình thường giúp đỡ bạn, thông cảm, chia sẻ, …. bằng cách giáo dục ý thức và vòng tay bạn bè.
- Thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ với gia đình học sinh nhằm trao đổi
thông tin, phối kết hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn cho phụ huynh học
sinh cách dạy, các kỹ năng giao tiếp, cách phát triển ngôn ngữ cho học sinh tại gia đình.
- Ghi nhật ký những biểu hiện tiến bộ diễn ra hàng ngày đối các em là học
sinh khuyết tật để theo dõi đánh giá, nâng chỉ tiêu kế hoạch.
- Động viên khích lệ để em biết đọc viết các câu đơn giản, làm được các
phép tính đơn giản theo khối học, biết cách giao tiếp với bạn bè thầy cô.
3. Đối với gia đình
         Nhà trường, GVCN hướng dẫn phụ huynh các biện pháp nuôi dưỡng giáo dục học sinh ở nhà:
- Chăm sóc trẻ, thường xuyên hỗ trợ trẻ học bài ở nhà.
- Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ tham gia vào các công việc gia
đình.
- Cho con em mình thường xuyên được giao lưu với bạn bè thôn, xóm.
- Hình thành và phát triển khả năng nhận thức, giao tiếp, phát triển các kỹ năng xã hội .
- Chủ động gặp gỡ giáo viên để trao đổi, thông cảm và chia sẻ với giáo viên
chủ nhiệm trực tiếp dạy con em mình.
4. Đối với cộng đồng
- Nâng cao nhận thức của các thành viên gia đình học sinh, hàng xóm và
cộng đồng, các tổ chức quần chúng xã hội .
- Thường xuyên thăm hỏi, động viên và trao đổi những thông tin về sự tiến
bộ của học sinh khuyết tật.
- Hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ khuyết tật.
- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng để giúp đỡ, hỗ trợ gia đình cũng
như hỗ trợ học sinh khuyết tật.
III. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HS KHUYẾT TẬT
- Đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật theo Hướng dẫn của Thông tư số
03/2018/TT-BGDĐT
ngày 29 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học
sinh là chính, đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh. Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình Giáo dục chung, được đánh giá, xếp loại dựa theo các tiêu chí của học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ về yêu cầu. Học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh không xếp loại đối tượng này.

          Ngay từ những ngày đầu của năm học (tháng 8, 9), các GVCN đã kết hợp  cùng nhà trường, gia đình: Huy động trẻ khuyết tật ra lớp; Trao đổi, thảo luận xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch Giáo dục HS khuyết tật; Kiểm tra, theo dõi sức khoẻ HS khuyết tật. GVCN các lớp đã tích cực kèm cặp HSKT trong từng ngày học, từng môn, từng tiết học nhằm giúp đỡ thường xuyên trẻ khuyết tật để các em có tiến bộ từng ngày.

          Dưới đây là một số hình ảnh cô Nguyễn Thị Hoa và cô Đỗ Thị Vân Anh tích cực kèm cặp HSKT:

     

           

 

 

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

VĂN BẢN TỪ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đang load thông tin...
Đang load thông tin...
LIÊN KẾT WEBSITE
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
Địa chỉ: Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương - Điện thoại: 02203.716.536
Trưởng phòng:
Đăng nhập